Chắc
hẳn có rất nhiều bạn đọc sách nhưng thường rơi vào tình trạng đọc mãi không
xong một cuốn sách, vừa đọc đến dòng cuối cùng nhưng lại không nhớ được nội
dung trước đó. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại có tình trạng như vậy chưa? Hay
là bạn chấp nhận điều đó như một sự việc hiển nhiên?
Bạn
có biết rằng, việc loay hoay mãi với một cuốn sách đã làm cho bạn bỏ lỡ rất nhiều
điều thú vị từ các cuốn sách khác.
Nếu
bạn đang thấy mình đọc sách rất chậm thì cuốn sách “Đọc nhanh , hiểu sâu, nhớ lâu trọn
đời” sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho bạn. Tác giả cuốn sách, Atshusi
Innami là một vnguoiwf viết bình luận sách với khả năng đọc khoảng 700 cuốn
sách một năm, nghĩa là trung bình đọc được hai cuốn trong một ngày. Thực sự đây
là một con số đáng nể. Nhưng bạn có biết, trước khi đạt được tốc độ đọc nhanh
như vậy, ông đã từng đọc sách rất chậm, cũng đã từng loay hoay với một cuốn sách
mãi không đọc xong.
“Khi tính thử thời gian đọc một cuốn
sách có nội dung kinh doanh, tôi đã mất khoảng 5 phút cho một trang sách. Còn đọc
lơ đãng thì phát mất khoảng 10 phút mới hết một trang sách”
Vậy
làm thế nào mà từ một người phải mất 5 phút để đọc hết một trang sách lại có thể
trở thành một nhà bình luận sách với lượng sách đọc lên đến 700 cuốn/năm? Trong
cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời giải đáp và khám phá phương
pháp cải thiện tốc độ để đọc sách nhanh.
Nhưng
trước tiên hãy đi tìm nguyên nhân của việc đọc sách chậm.
Tại sao bạn đọc sách chậm?
- Ám ảnh đọc kỹ
Khi
bắt đầu đọc một cuốn sách, bạn luôn bắt mình phải ghi nhớ toàn bộ nội dung của
cuốn sách. Chinh vì vậy bạn luôn đọc đi đọc lại một đoạn giống nhau như học thuộc
lòng. Nhưng thật sự thì các bạn sẽ khoogn nhớ được gì khi đọc đến trang cuối
cùng của cuốn sách. Thực ra, giá trị của cuốn sách không phải là 100% những gì
sách viết mà chính là gặp được 1% giá trị xứng đáng
“Chỉ
cần ấn tượng với một điều gì đó trong cuốn sách thì việc đọc của bạn cũng được
coi là thành công rồi”
- Bạn không có thời gian đọc sách?
Có
thật là bạn bận đến mức không thể có chút thời gian để đọc sách? Hay là bạn
không có thói quen đọc sách? Đọc sách nó giống như hít thở vậy. Bạn phải tạo
cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày và vào một thời gian nhất định. Hãy xây dựng
cho mình một khung thời gian đọc sách
“Sau
khi đã biến đọc sách thành thói quen thì việc quyết định khung thời gian là một
việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bạn hãy tự thiết lập khung thời gian sao
cho phù hợp với suộc sống của mình, ví dụ như 10 phút trước khi bắt đầu công việc,
10 phút sau bữa trưa, hay 10 phút trước khi đi ngủ.”
Làm thế nào để đọc nhanh?
Bây
giờ, chúng ta hãy đi vào phần quan trọng nhất của cuốn sách “Làm thế nào để đọc
nhanh?”. Trong cuốn sách này, tác giả xây dựng 4 bước để giúp các bạn cải thiện
tốc độ đọc của mình.
- Bước
1: Đọc từ đầu quyết định 90% tốc độ đọc
Các
bạn có bao giờ để ý rằng, khi cầm trên tay một cuốn sách mới, việc đầu tiên là
mình sẽ đọc Lời Nói Đầu và Mục Lục. Đúng vậy, thông tin, nội dung của cuốn sách
sẽ được thể hiện trong hai phần này. Khi đọc Mục lục và Lời Nói Đầu các bạn sẽ
biết được mình thu được gì sau khi đọc xong cuốn sách này và quyết định có mua
nó hay không?
Vậy
2 phần này sẽ có giá trị như thế nào trong việc đọc nhanh? Các mục chính sẽ
giúp bạn nắm được cấu trúc của cuốn sách, giúp bạn biết chương nào sẽ có ích
cho bạn, chương nào không cần thiết. Như vậy, bạn sẽ quyết định đọc lướt chương
nào, chương nào cần đọc kỹ.
- Bước
2: Tại sao chỉ cần 5 dòng đã hiểu?
Trước
tiên, bạn phải nắm được cấu trúc của một cuốn sách, về cơ bản một cuốn sách sẽ
được chia thành các “Chương - Đoạn - Mục”. Khi đọc, bạn chỉ cần đọc 5 dòng đầu
và 5 dòng cuối của mỗi mục nhỏ là bạn có thể hiểu được nội dung của nó. Việc đọc
nhảy cóc hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc hiểu nội dung vì bạn có thể đoán
được nội dung của phần đã bỏ. Đó chính là sự kỳ diệu của bộ não con người.
- Bước
3: Tìm ra đoạn nào nên đọc kỹ
Nếu
bạn nào đã từng ôn thi TOEIC hoặc IELTS thì đều biết đến phương pháp đọc lướt
tìm từ khóa. Trong bước này, chính là bạn đang áp dụng phương pháp đó. Khi cầm
cuốn sách trên tay, chắc hẳn bạn phải biết cần gì trong đó. Vì vậy, bạn hãy đọc
lướt qua và chỉ tập trung vào nội dung mình cần tìm kiếm
“Khoảnh khắc quyết định từ khóa chính
là lúc khoảng cách giữa điều cần thiết và điều không cần thiết tỏng nội dung được
sinh ra. Hãy đọc lướt qua những phần có ít mối liên hệ từ khóa và chỉ tập trung
vào những phần chứa từ khóa”
- Bước
4: Liên tục sang số để tăng tốc độ đọc
Có
nghĩa rằng, các bạn đừng giữ mãi một tốc độ đọc cho cả cuốn sách. Điều này nó
gây ra sự nhàm chán, làm giảm tốc độ đọc của bạn. Bạn cần phải tăng tốc ở những
vị trí không cần thiết
“Đừng chỉ sử dụng mãi nhịp cơ bản
khi đọc, hãy thủ tăng tốc lên 1,5 lần, gọi là chế độ sang số chung, tăng lên 2
lần, gọi là chế độ sang số cao, lên 5 lần, gọi là chế độ đọc lướt”.
Thật
ra, đọc sách nhanh hay chậm thì cũng không có vấn đề gì. Có những người cả đời
không đọc lấy một cuốn sách nhưng họ vẫn thành công trong lĩnh vực của họ. Còn
có những người đọc rất nhiều sách thì vẫn loay hoay với cuộc sống hàng ngày. Bạn
hoàn toàn có thể giữ quan điểm không đọc sách hoặc đọc sách chậm của mình, mặc
kệ cho việc ngày càng đọc ít sách đi. Nhưng đối với tôi, đọc sách chính là niềm
vui, là cuộc sống. Cảm giác đọc xong một cuốn sách nó thật sự rất thú vị.
Bích Đỗ
-----------------------------------
Theo dõi Fanpage: Nextbooks
Trở thành CTV với Nextbooks: Đăng ký
Không có nhận xét nào