![]() |
Ảnh Sưu Tầm |
“Ngày
mai chắc chắn sẽ đến
nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ đến vì chúng ta.
Kể
cả như vậy đi chăng nữa, hãy mong rằng
ngày mai sẽ đến một cách vui vẻ.”
_Taketoshi Ozawa_
Có
bao giờ bạn tự hỏi bản thân, ngày cuối của cuộc đời bạn sẽ làm gì? Sẽ
dốc hết toàn bộ sức lực để làm những việc mà mình chưa từng làm? Hay bạn sẽ trải
qua khoảng thời gian ấy cùng gia đình và những người yêu thương?
Giai đoạn cuối
đời, dù còn trẻ nhưng tôi biết ai rồi cũng sẽ trải qua giai đoạn đó, cái giai
đoạn đứng trước cái chết và thời khắc cuối cùng khiến cho mọi người khi nghe sẽ
cảm thấy sợ. Tuy nhiên, liệu khi đứng trước ngưỡng cửa của tuổi già, đối mặt với
giây phút sinh tử, chúng ta có thật sự sợ hãi?
Tác giả Taketoshi
Ozawa chính là người đã đi tìm đáp án cho câu hỏi đó. Tốt nghiệp khoa Y
trường đại học Tokyo và nguyên là viện trưởng tại một Trung tâm chăm sóc sức khỏe,
một trong mười trung tâm chăm sóc bệnh nhân lúc cuối đời trên toàn nước Nhật
lúc bấy giờ. Với chí hướng trong cuộc đời của ông là được chia sẻ những giây
phút cuối cùng với người bệnh, phá vỡ rào cản giữa bác sĩ và bệnh nhân, giúp họ
có thể thanh thản mà đón nhận giây phút ấy. Chính vì vậy, ông đã viết tác phẩm “ Tôi
chọn hôm nay, tôi chọn hạnh phúc” để giúp mọi người, những người chưa
thật sự trải qua giai đoạn sinh tử có thể hiểu được phần nào cảm nhận khi ấy.
Xuyên suốt tác
phẩm là các mẩu chuyện ngắn, là lời giãi bày, những bài học nhân sinh của tác
giả và các bệnh nhân mà ông đã điều trị. Dù là viết về vấn đề mà mọi người sẽ cảm
thấy e sợ khi nghĩ đến, đời người phải trải qua hỉ nộ ái ố, nhưng tác giả đã biến
những câu chuyện rất đời đó thành nguồn cảm hứng cho nhiều người, khiến họ hiểu
được ý nghĩa của cuộc đời, thanh thản hơn để sẵn sàng đón nhận. Khi đọc xong
tác phẩm tôi cảm thấy tôn trọng bản thân, thay vì chúng ta e sợ khi phải đối diện
với thời khắc ấy thì hãy tìm cách để xoa dịu chúng bằng cách sống hết mình với
ngày hôm nay.
“Điều
đau khổ nhất khi ra đi chính là ta vẫn còn hối tiếc những điều mà mình còn chưa
làm được lúc còn sức khỏe, còn được sống”
Đó chính là suy
nghĩ mà hầu hết mọi người gần đến lúc xa lìa thế gian họ đều hối tiết, giá như
còn trẻ mình đã cùng gia đình leo lên ngọn núi phía sau nhà, giá như mình có thể
cho vợ mình cuộc sống tốt đẹp hơn… và giá như….Khi ấy người ta sẽ bắt đầu trăn
trở về cuộc đời, về nhân sinh, “ cuộc đời
là gì?”,ông đã chứng kiến rất nhiều trường hợp như vậy.
Tác giả cũng nhận
thấy rằng qua quá trình chăm sóc, trị liệu cho bệnh nhân, để giúp họ có thể thanh
thản với cuộc đời trước khi trút hơi thở, đó là phải biết buông bỏ. Liệu bạn có
thể phó thác cho người khác điều quan trọng nhất của cuộc đời mình hay không?
“
Những người sẵn sàng buông bỏ, sẵn sàng giao phó sẽ cảm thấy sự thanh thản
trong con người mình”.
Khi chúng ta đơn độc, lẻ loi con người thường yếu đuối, cần phải giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, bởi vì “ Người
trở thành điểm tựa cho ai đó, mới chính là người cần cho mình một điển tựa”.
Yến Nhi
Không có nhận xét nào