Có phải đôi lúc
người trẻ mãi loay hoay trong những câu hỏi về chính bản thân mình rằng tôi là
ai giữa cuộc đời này, tuổi trẻ của tôi cân đong được bao nhiêu tiền vậy?
Tất nhiên, sẽ chẳng
có bộ phim hay quyển sách nào chứa đựng một câu trả lời cụ thể. “Tuổi
trẻ đáng giá bao nhiêu” của Rosie Nguyễn cũng thế. Là câu chuyện không
quá dài với văn phong tự nhiên cùng với góc nhìn của một người tuổi 30-chưa hẳn
đã già để phần nào giảm đi sự tò mò về cuộc sống nhưng cũng không còn quá trẻ để
bồng bột ngô nghê- quyển
sách như chiếc cầu nối suy nghĩ giữa những người trẻ và một người đang bước qua
gần hết đoạn đường thanh xuân của mình. Những thông điệp trong trang văn, không
cầu kì, cũng chẳng chút giáo điều nhưng cảm hứng và nhiệt huyết thì lúc nào
cũng như sẵn sàng bật ra.
Mở đầu tác phẩm
là danh sách những việc mà tác giả ước rằng nếu được một lần nữa quay lại tuổi
đôi mươi, cô sẽ dành thời gian của mình để thực hiện. Bên cạnh đó, Rosie
còn truyền tải một thông điệp ý nghĩa khác về văn hóa ĐỌC – một thói quen vô
cùng quý báu cho người trẻ thêm vững vàng kiến thức cho hành trình tự học của
chính mình. Có thể thấy xuyên suốt quyển sách sẽ có 3 thông điệp lớn cũng chính
là những trải nghiệm của tác giả về quá trình HỌC, LÀM và ĐI. Xen
lẫn vào những bài học lớn, cô còn chia sẻ thêm một góc nhìn mới mẻ về ĐAM MÊ
cũng như tiếp thêm một nguồn năng lượng tích cực để thắp sáng lên những niềm
tin, hy vọng sống đẹp, sống ý
nghĩa cho mọi người trẻ.
Học
Bằng việc chia sẻ
câu chuyện của một người em đang học cấp ba và liên hệ với trải nghiệm thực tế,
Rosie đã nêu lên suy nghĩ, góc nhìn của mình về việc học. Tác giả cũng nhắc đến một thực
trạng hiện nay chính là sự mất niềm tin vào giáo dục, rồi loay hoay với câu hỏi
“Học hay không học?” của những con người trẻ tuổi. Cũng như làm bật lên một mâu
thuẫn, tuy chúng ta mất niềm tin vào giáo dục truyền thống, nhưng lại trở nên
quá phụ thuộc vào nó. Hơn hết, có rất nhiều người trẻ đang nghĩ rằng việc học tập
ở nhà trường là con đường duy
nhất để thành công cho cuộc đời
họ.
“Chúng
ta vẫn giữ tư duy rằng phải đi học ở trường lớp, phải có bằng cấp chứng chỉ, phải
được đào tạo bài bản thì mới có thể làm được trong một ngành nào đó.”
Loanh quanh, chật
vật với quá trình học tập của chính mình, những người trẻ dần rơi vào hố sâu
chán nản mà nhiều người mãi vẫn không thoát khỏi được. Nhìn thấy và thấu hiểu
cho tâm trạng đó của người trẻ hiện đại, Rosie đã gửi đến người đọc một quan điểm,
có lẽ không còn xa lạ: Tự học. Với lối dẫn dắt tự nhiên cùng những câu trích dẫn
đầy thuyết phục, những ví dụ cụ thể của những người mà cô từng tiếp xúc, và nhất
là những thông tin bổ ích về các khóa học, các phương pháp tự học, từng trang
sách như thúc giục người đọc hãy đứng lên và tìm kiếm cho mình nhiều hơn những
con đường tương lai.
“Người
tự học đôi khi không học rộng mà học sâu. Nếu thích, họ có thể bỏ qua các bước
đào tạo cơ bản, và đào sâu vào một mảng mình quan tâm rồi tự thực hành để nâng
cao kỹ năng…
Để
chuyển đổi thành công, chúng tôi tự dạy mình ngành nghề mới, tự học lấy nghề,
phát triển tay nghề bằng cách thử làm. Sau một thời gian tay nghề vững, đó là
lúc thực hiện cú nhảy rẽ ngang làm theo đam mê của mình. Hoàn toàn không đợi phải
học theo bài bản, hay học từ nhà trường.”
Làm
Từ những chia sẻ
về việc học, Rosie đưa người đọc đến với một khái niệm khác: Làm. Chúng ta dẫu
có nhiều dự định đến thế nào hay nhiều ý tưởng, nhiều suy nghĩ lành mạnh về
tương lai như thế nào mà không hành động, mọi thứ vẫn sẽ như một giấc mơ. Và tất
nhiên, mãi mãi không thể thành hiện thực.
Vậy trong quá
trình “Làm”, tác giả đã lan tỏa đến những thông điệp nào?
Trước hết, để
hành động một cách đúng đắn, chúng ta phải hiểu bản thân mình.
“Như
vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân.”
Sau khi đã tìm
được cái gọi là “tiềm năng” trong mỗi con người ấy, thì phải hành động. Vì “nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể
nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không
hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của
mình.”
Và những thông
điệp của cô, không hề sáo rỗng, vì đi kèm theo đó luôn có những thông tin. Ví
như về việc làm sao để hiểu rõ bản thân, Rosie đã cung cấp cho người đọc những
nghiên cứu và các phương pháp như: Trắc nghiệm các loại hình trí thông minh,
Sinh trắc học dấu vân tay hay các khóa học v…v…. Qua đó, người trẻ lại có thêm
nhiều cơ hội để tìm kiếm những phiên bản tuyệt vời hơn chính mình cũng như khám
phá hết tiềm lực vốn có của bản thân.
“Sử
dụng các công cụ hỗ trợ tìm hiểu bản thân là bước đệm đầu tiên để bạn nhận thức
về chính bản thân mình. Nhưng để thành công thì tùy thuộc vào tài năng của mỗi
người.
Đi
“Rồi em sẽ thấy rằng, sau những chuyến bay,
mình lại có cái nhìn tròn đầy hơn về cuộc sống, thấy học được vài điều mới, thấy
tâm mình tròn đầy hơn. Và em thêm yêu nơi em sống, yêu người xung quanh em, yêu
đời và sống vì đời nhiều hơn trước.”
Là một blogger
du lịch, chắc chắc “ĐI” là một phần không thể thiếu trong quyển sách về tuổi trẻ
của cô. Rosie Nguyễn đã một lần nữa thắp
cháy thêm niềm đam mê “xê dịch” của các bạn trẻ thông qua những trải nghiệm thú
vị của mình. Điều đáng chú ý ở đây, đó là cách truyền tải sự cân bằng giữa “Học”
và “Đi” đến với các độc giả trẻ tuổi. Bởi lẽ, không phải ai đi đều có thể học
được những điều giá trị trong cuộc sống. Đi để học, và học để đi như thế nào
luôn là nỗi băn khoăn của một số bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Phía sau mỗi
hành trình, là những kinh nghiệm sống quý báu, những bài học ý nghĩa, những kiến
thức vững vàng giúp người trẻ có thể tự tin, mạnh mẽ bước đi trong cuộc sống.
Và rồi bạn, những người trẻ sẽ tự nhận ra một vài điều hay ho cho chính mình.
Hơn hết, cô còn
chia sẻ những mẹo hay cho những người đam mê “di chuyển”, những bài học văn học
thú vị mà chỉ có những người đã từng trải qua mới thấu hiểu. Nhờ vậy, bạn đọc
như được tiếp thêm một niềm tin, sự thôi thúc để ngay lập tức chuẩn bị cuộc
hành trình mới ở một vùng đất mới
Và đôi điều về Đam mê
“Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự
kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công.”
Có
bao giờ bạn tự hỏi “Đam mê có phải là tất
cả?”. Nếu có, cuốn sách này sẽ phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi ấy. Rosie
đã thể hiện những góc nhìn của cô xoay quanh việc sống và làm việc với đam mê của
những người trẻ. Đam mê không đơn thuần là niềm yêu thích, mà nó là sự giao
thoa của sở thích và tiềm năng.
Ngoài
ra tác giả còn đưa ra những câu chuyện thực tế và lập luận chặt chẽ để bảo vệ
quan điểm của mình. Cũng như khéo léo khích lệ tinh thần của những người dám
nghĩ dám làm dám theo đuổi con đường của chính mình. Dốc hết lòng cho công việc
của bạn sẽ mang đến cho bạn những kết quả tuyệt vời. Biết được đam mê của bản
thân, là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vì nếu chúng ta làm việc bằng chính đam
mê đó, thì mỗi ngày trôi qua đều là những ngày đáng sống và bất cứ thử thách
nào cũng không khiến con người có thể chùn bước chân.
Tuổi
trẻ đáng giá bao nhiêu?- Hãy để chính bản thân trả lời
Còn
trẻ, tức là trái tim còn liên hồi những nhịp đập, nơ-ron thần kinh vẫn còn vô
cùng nhạy bén, hơn hết là luôn luôn còn những cơ hội để cảm nhận và
tận hưởng tuổi trẻ của mình một cách trọn vẹn nhất. Nếu bạn vẫn còn đang loay
hoay, chật vật với cảm giác chán nản chầu chực hàng ngày, thì quyển sách này rất
đáng để bạn tham khảo.
Đời
người là hữu hạn, sống sao cho xứng đáng với những tháng năm thanh xuân tươi đẹp,
đó là
cách duy nhất để biến tuổi trẻ của mình trở nên vô giá.
Ngen
Không có nhận xét nào